Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Con cái giới nhà giàu Trung Quốc bị chỉ trích vì quá nhiều đặc quyền
Việc con cái có cha mẹ giàu có, quyền lực không phải trải qua căng thẳng, áp lực khốc liệt như số đông càng khoét sâu thêm vào mâu thuẫn giữa 2 tầng lớp phụ huynh ở Trung Quốc.

Chủ đề bất công giữa lớp học sinh nghèo và học sinh có gia cảnh giàu có lần nữa lại dấy lên ở Trung Quốc, theo South China Morning Post.

Nguồn cơn bắt đầu từ một video xuất hiện trên mạng xã hội hồi tuần trước nói về những đặc quyền mà học sinh các trường ưu tú ở nước này được hưởng: Học hành không căng thẳng và dễ dàng bước vào đại học.

Thiên vị con nhà giàu?

Một vlogger tự xưng là cựu học sinh của trường Trung học Liên kết thuộc Đại học Bắc Kinh, một trường cấp 3 nổi tiếng ở thủ đô Trung Quốc vốn dành cho con nhà khá giả, quay cảnh về thăm trường cũ và mô tả lại một ngày điển hình của học sinh nơi này.

Trong clip, người này đề cập đến chuyện mình và các bạn học không biết đến các áp lực bài vở, thi cử khốc liệt như đa số bạn đồng trang lứa khác.

"Chúng tôi chỉ có 3 tiết học trong ngày, không có bài tập về nhà. Pizza cho bữa trưa và trà sữa, xem phim sau giờ học", người này nói.

Nội dung của video khiến nhiều người xem khó chịu, khi chúng chỉ ra những chênh lệch quá lớn giữa hai nhóm học sinh có gia cảnh khác nhau. Để đạt được giấc mơ đại học, nhiều học sinh cuối cấp ở Trung Quốc phải học tới 18 giờ mỗi ngày. Học sinh ở nông thôn càng đòi hỏi nỗ lực hơn.

Một bài đăng từ người dùng khác nói về trải nghiệm của bạn mình tại Trường Quốc tế Thanh Hoa, một trường cấp 3 được đặt theo tên một trường đại học top đầu ở Bắc Kinh, càng đổ thêm dầu vào lửa.

Trong bài đăng, cô cho biết bạn mình được nhận vào Đại học Thanh Hoa mà không cần tham gia gaokao, kỳ thi tuyển sinh đại học bị ví là đấu trường sinh tử ở Trung Quốc.

Đáp lại các nội dung gây tranh cãi gần đây, đại diện Trường Quốc tế Thanh Hoa và Đại học Thanh Hoa đều bác bỏ cáo buộc rằng học sinh con nhà giàu được đặt cách.

Nhưng một cựu học sinh giấu tên tại trường cấp 3 Thực nghiệm trực thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, ngôi trường quy tụ nhiều con cái của giới chính trị gia và doanh nhân theo học, nói với South China Morning Post rằng không thể phủ nhận đặc quyền mà hội con nhà giàu được hưởng tại các trường ưu tú.

“Trải nghiệm ở những ngôi trường này khác xa với môi trường bình thường. Chúng tôi được lựa chọn những gì mình học. Trường còn tổ chức nhiều buổi chiếu phim nghệ thuật hay hòa nhạc, các phiên chợ định kỳ để khuyến khích học sinh kinh doanh", người này cho hay, thừa nhận các hoạt động này còn phong phú hơn nhiều trường đại học khác.

Tư tưởng trường học là trường đấu

Daching Ruan, giáo sư Xã hội học tại Đại học Baptist Hon Kong, cho biết sự phẫn nộ của công chúng xuất phát từ cảm giác bất công đã kéo dài hàng thập kỷ.

"Nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc cảm thấy họ đã làm việc chăm chỉ suốt nhiều năm mà vẫn không thể cho con mình những gì mà người giàu có, quyền lực làm được cho con cái của họ", vị giáo sư phân tích.

Năm ngoái, thuật ngữ "neijuan" được đưa vào từ điển tiếng Trung, mô tả các nỗ lực ép buộc để giỏi giang hơn người khác dù thực chất điều này không đem lại kết quả tích cực.

Ví dụ, nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc cho con cái đi học cờ vua, khiêu vũ vì không muốn chúng thua kém bạn bè. Họ thúc ép con mình học thêm một giờ mỗi đêm để đứa trẻ có thể đi trước đối thủ một bước.

Điều này dẫn đến toàn bộ xã hội lao vào cuộc chiến cạnh tranh và nâng cao kỳ vọng đối với trẻ em một cách không cần thiết.

Từ góc độ văn hóa, công chúng được khuyến khích phấn đấu hơn nữa để tiến lên các nấc thang xã hội. Áp lực đó cộng với thực tế là an sinh xã hội hạn chế cho tầng lớp nghèo khó khiến số đông lo sợ thất bại học hành sẽ dẫn đến những hậu quả tương lai nghiêm trọng.

Nỗi lo ấy hiện hữu rõ với những đứa trẻ sắp chạm mốc 18 tuổi, khi chúng vốn ăn sâu tư tưởng trường học là một trường đua và sẽ bị bạn học "tiêu diệt" nếu chậm hơn một bước.

“Các cá nhân không thể thay đổi hiện tượng này, cần phải có những thay đổi cấu trúc từ gốc rễ", giáo sư Ruan kết luận.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Hai con gấu sổng chuồng bị bắn chết ở Anh (23-05-2021)
    Melinda và Bill Gates thuê lại luật sư ly hôn của Jeff Bezos và vợ cũ (19-05-2021)
    Cậu bé 12 tuổi muốn tới nghĩa trang lúc nửa đêm, nguyên nhân phía sau khiến nhiều người rơi nước mắt (10-05-2021)
    Khi những gã khổng lồ công nghệ ly hôn: Từ Jeff Bezos, Elon Musk đến Bill Gates (04-05-2021)
    20 năm ngồi vỉa hè sửa chữa, tặng giày dép cho người nghèo (04-05-2021)
    Tiếp nhận hơn 120.000 viên pin và thiết bị điện tử qua chương trình 'đổi pin lấy cây' (25-04-2021)
    Cô gái Việt làm bánh, trà tặng cảnh sát ở tâm dịch Campuchia (23-04-2021)
    Vợ chồng bác sĩ Việt Nam ươm mầm xanh tại Angola (14-04-2021)
    Triết lý bất ngờ của bà giáo già dạy ngoại ngữ miễn phí cho trẻ em nghèo (13-04-2021)
    "Anh hùng bảo tồn" Lê Văn Hiên: Thợ săn buông súng, chuộc lỗi với rừng già (12-04-2021)
    Chàng trai xứ Thanh hơn 60 lần hiến máu tình nguyện (12-04-2021)
    Đan Mạch: hạnh phúc không cần giàu (20-07-2020)
    Philippines ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vì COVID-19 (08-03-2020)
    Bức tường sụp đổ (10-11-2019)
    'Rủa bệnh nhân ung thư trên mạng là độc ác' (04-11-2019)
    Những đứa trẻ tuyệt vọng (23-10-2019)
    'Chính tôi viết: Có điên mới ăn đồ Trung Quốc' (22-10-2019)
    Nobel hòa bình 2019 gọi tên Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed (11-10-2019)
    Tranh cãi xung quanh việc cơ quan y tế sản xuất thuốc dành cho một bệnh nhân (10-10-2019)
    Thủ tướng Nhật 'lội ngược dòng': Đừng xem nhựa là kẻ thù! (07-10-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152860085.